Cách giảm đau khớp háng khi mang thai do những nguyên nhân sau đây

Đau khớp háng ở mỗi bà mẹ mang thai tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu để bệnh về lâu về dài sẽ gây ra những khó chịu làm ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý và cũng làm cho bà bầu không thể nào đi lại được do bị đau nhức. Vậy khi bị đau khớp háng mỗi khi mang thai thường do nguyên nhân từ đâu và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu bài viết cách giảm đau khớp háng khi mang thai sau đây nhé.

Xem thêm: Viêm đau khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân bị đau khớp háng khi mang thai

Do nội tiết tố

Khi mang thai thì hormone relaxin sẽ tăng cao lên. Nội tiết tố này cũng gia tăng giãn cơ và các dây chằng liên quan đến vùng xương ở trên toàn bộ cơ thể. Điều này cũng gây ra đau nhức xương khớp toàn thân, trong đó cả đau nhức khớp háng.

Tăng cân

Khi các mẹ mang thai, thì cân nặng cũng tăng lên. Đồng thời trọng lượng cơ thể tăng lên thì sẽ gây ra áp lực lên vùng xương khớp, nhất là khớp háng do đây là một trong những khớp chịu trọng lực của cơ thể. Cho nên, khi các mẹ tăng cân quá nhiều thì khớp háng cũng sẽ phải chịu một áp lức lớn nên sẽ gây ra đau nhức.

Cách giảm đau khớp háng khi mang thai như thế nào?

Thực tế, các mẹ bị đau khớp háng mỗi khi mang thai thường không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Những cơn đau thường gây ra rất nhiều bức bối và làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của các mẹ. Nếu như cơn đau khớp háng nghiêm trọng khi đang mang thai thì cần phải lưu ý, và cân nhắc tới gặp bác sĩ hoặc những chuyên gia vật lý trị liệu để đưa ra được những đánh giá chính xác và mức độ tình trạng của bệnh, từ đó có hướng điều trị bệnh thích hợp. Nếu như cơn đau khớp háng không ảnh hưởng lắm thì sau đây là một vài biện pháp mà các mẹ nên tự thực hiện để cải thiện được triệu chứng đau nhức của mình.

Tập yoga

Những bài tập yoga giúp thư giãn cơ thể và nới lỏng khớp háng, đồng thời giúp cho bạn giảm cơn đau. Yoga cũng có thể là phương pháp tập tốt trong thai kỳ vì nó khá nhẹ nhàng và cũng dễ thực hiện. Một số bài tập Yoga như Yoga nóng ( đây là bài tập kết hợp cùng với môi trường tập luyện ở trong nhiệt độ thích hợp, thường khoảng từ 35 độ C trở lên) không được khuyến khích trong thai kỳ.

Nếu như các mẹ đang mang thai mà vẫn muốn tập Yoga thì nên chọn người hướng dẫn biết rằng bạn đang mang thài nhằm đề xuất cho các mẹ những bài tập phù hợp và hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc giảm đau an toàn

Ngoài tập Yoga, người bệnh cũng nên áp dụng cách giảm đau khớp háng khi mang thai nhờ vào việc sử dụng thuốc giảm đau. Các mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc mà mình sử dụng để không làm ảnh hưởng tới bạn và thai nhi.

Tắm nước ấm hoặc chườm ấm

Khi người bệnh tắm nước ấm sẽ có một cảm giác vô cùng thoải mái, ấm áp và giúp gia tăng lưu lượng máu tới khu vực khớp háng. Cũng giúp giảm đau nhức khô cứng và co thắt cơ ở vùng khớp háng, từ đó giúp giảm cơn đau nhức. Ngoài ra cũng nên sử dụng một chiếc khăn sạch ngâm ở trong nước ấm, rồi chườm lên vùng khớp háng trong khoảng 10 - 15 phút một lần, mỗi ngày các mẹ cũng nên thực hiện khoảng từ 2 - 3 lần.

Các mẹ cũng nên chú ý sử dụng nước ấm vừa phải thì sẽ có tác dụng giảm đau vô cùng tốt, cũng không được sử dụng nước quá nóng. Nước cũng phải đủ ấm để không cảm thấy lạnh, nhưng không nóng tới mức nhiệt độ cơ thể của mình tăng lên theo. Có thể cho thêm một chén muối Epsom vào nước tắm để tăng thêm phần thư giãn cho cơ bắp góp phần tăng hiệu quả giảm đau nhức.

Massage nhẹ nhàng vùng khớp háng

Với những cách giảm đau khớp háng khi mang thai bên trên thì massage cũng giúp giảm đau nhức khớp háng. Cách này thì các mẹ chỉ cần thực hiện tại nhà. Massage ngay trực tiếp vào trong khớp háng bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể kết hợp các loại tinh dầu xoa bóp đã được chứng nhận an toàn cho phụ nữ mang thai.